ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG

Tên đăng nhập:
Mật khẩu:
Quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Sản phẩm của công ty: ISOCHECK VIỆT NAM  


  • Shop chưa được đánh giá

  • Trang chủ
    • Đặc sản vùng miền
    • Đặc sản miền băc

    BƯỞI DIỄN TÔM XANH PHÚC KHÁNH

    0   

    108

    15.000đ 12.000đ
    BDTX01
    Nội ô Cần Thơ (Quận Ninh Kiều)
    60 ngày
    MUA NGAY THÊM VÀO YÊU THÍCH


    Bạn muốn hỏi về sản phẩm?

    Vui lòng gọi: 0353719199

    Thanh toán khi nhận hàng

    Giao hàng toàn quốc

    Đổi trả sản phẩm bị lỗi

    Cam kết giá rẻ nhất thị trường



    BƯỞI DIỄN TÔM XANH PHÚC KHÁNH

    Thông tin cơ sở sản xuất

    Hợp tác xã Nông nghiệp Xuân Khánh

    Giấy phép kinh doanh số: 180907000002 đăng ký lần đầu ngày 20/6/2009, đăng ký thay đổi lần 6 ngày 21 tháng 01 năm 2019 do Phòng tài chính kế hoạch huyện Yên Lập cấp.

     Địa chỉ: Khu Quang Trung, xã Phúc Khánh - Yên Lập - Phú Thọ

    Liên hệ: Hà Văn Thuỷ_Chủ tịch HĐQT/Giám đốc

    Số ĐT: 0972133279

    Email: htxnnxuankhanh@gmail.com                         Website: https://www.buoidientomxanhphuckhanh.com

    Thông tin sản phẩm:

    * Khối lượng tịnh: >=1 kg/quả

    * Ngày thu hái: Xem trên bao bì

    * Thời hạn sử dụng: 3 tháng kể từ ngày sản xuất

    * Hướng dẫn sử dụng: Bưởi diễn tôm xanh có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món khác như: nước ép, gỏi, chè, …

    * Xuất xứ: Việt Nam         

    * Hướng dẫn bảo quản: Nên bảo quản bưởi ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp

    * TCCS: 01/2024/HTXXK

    * Thành phần: 100% bưởi diễn được trồng và sản xuất, giám sát nghiêm ngặt theo qui trình của Hợp tác xã.

    * Thông tin cảnh báo: Lưu ý không sử dụng bưởi khi có hiện tượng mốc vỏ, dập nát

    CÂU CHUYỆN VỀ SẢN PHẨM BƯỞI DIỄN TÔM XANH PHÚC KHÁNH

    Đến với mảnh đất Phúc Khánh, mọi người thường nghĩ đến những thửa ruộng thơm lừng mùi lúa nếp nương và dãy núi Thông Chim, những cây ngô vươn mình đón mặt trời được bà con trồng trên những dải đồi và ruộng bậc thang. Nhưng trong nhiều năm gần đây, xen kẽ với những cây lúa, cây ngô, cây bưởi đã được trồng vào những khu ruộng bạc màu bên các chân đồi. Một loại quả nổi tiếng trước đây chỉ có tại Làng Diễn – Thành Phố Hà Nội “Bưởi Diễn Tôm Xanh”, nay đã được người dân xã Phúc Khánh đưa về trồng và có chất lượng không thua kém bưởi được trồng trong các khu vực đồng bằng. Trong đó, phải nhắc tới sản phẩm Bưởi Diễn Tôm Xanh của Hợp tác xã nông nghiệp Xuân Khánh.

    Năm 2005, ông Hà Văn Thuỷ – Giám đốc hợp tác xã, ngụ tại xã Phúc Khánh, huyện Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ khi ấy được Viện Khoa học Nông lâm nghiệp hỗ trợ cấp phát giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, ông là một trong những tiên phong mạnh dạn thử sức trồng loại bưởi này. Phù hợp với khí hậu nhiệt đới núi cao cùng thổ nhưỡng nơi đây, cây Bưởi Diễn Tôm Xanh của gia đình ông Thuỷ sinh trưởng, phát triển rất tốt. Thấy tiềm năng phát triển kinh tế của Bưởi Diễn Tôm xanh, các hộ dân lân cận cũng bắt đầu trồng giống cây này. Năm 2009, Hợp tác xã nông nghiệp Xuân Khánh được thành lập với 100% thành viên của hợp tác xã là người dân bản địa tại xã Phúc Khánh. Dù được điều kiện thiên nhiên khí hậu ủng hộ giúp thuận lợi trồng Bưởi Diễn Tôm Xanh, nhưng hợp tác xã vẫn không ngừng học hỏi, tìm tòi thêm các cách trồng và chăm sóc các loại cây ở các khu vực khác để có thể tạo ra các sản phẩm Bưởi Diễn Tôm Xanh chất lượng tốt nhất.

    Sản phẩm Bưởi Diễn Tôm Xanh của hợp tác xã Xuân Khánh có vỏ nhẵn, căng mướt và cầm nặng tay, khi chín tỏa mùi thơm dễ chịu. Tép bưởi căng mọng và có màu xanh ngọc bắt mắt, khi ăn rất kích thích vị giác, chất lượng không thua kém, thậm chí còn ngon như bưởi chính gốc Diễn. Nhiều khách hàng ăn Bưởi Diễn Tôm Xanh Phúc Khánh đều phải trầm trồ khen ngợi, ăn không biết chán, ăn một lần là nhớ mãi. Cũng bởi mẫu mã đẹp mắt nên Bưởi Diễn Tôm Xanh Phúc Khánh không chỉ được khách hàng mua để ăn hàng ngày mà còn được mua làm quà biếu, quà tặng, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết. 

    Mong muốn được phát triển thương hiệu Bưởi Diễn Tôm Xanh Phúc Khánh đến với rộng rãi người tiêu dùng ở trong nước cũng như nước ngoài trong thời gian sắp tới, Hợp tác xã nông nghiệp Xuân Khánh quyết định đưa sản phẩm “Bưởi Diễn Tôm Xanh Phúc Khánh” đạt Chứng nhận OCOP, đây là tiền đề để sản phẩm nhân rộng ra thị trường, được nhiều người biết đến và đón nhận. Giải được bài toán kinh tế này sẽ giúp bà con địa phương có thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã Phúc Khánh, Huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.

    Một số hình ảnh về bao bì và vườn bưởi của HTX:

    x

     

     

    SƠ ĐỒ QUY TRÌNH SƠ CHẾ VÀ TÊN CÁC QUY PHẠM

    (Quy trình sản xuất bưởi diễn tôm xanh Phúc Khánh)

    GMP 01 : TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU

    1. QUY TRÌNH :

    - Tất cả các lô bưởi trước khi được tiếp nhận về khu sản xuất đều được kiểm tra và kiểm tra nhà cung ứng trong danh sách đã được phê duyệt, có cam kết không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các chất cấm sử dụng.

    - Bưởi do Hợp tác xã vận chuyển từ nhà cung ứng đến nhà xưởng sơ chế của Hợp tác xã. Trước khi về nhà xưởng thì bưởi được bà con nông dân làm sạch nhằm loại bỏ cuống, cành, rác, sâu bọ, thối, … và những tạp chất không phân hủy khác có trên bề mặt trong quá trình thu hoạch, vận chuyển

    - Khi bưởi về đến nhà xưởng có thể đưa vào sơ chế ngay.

    2. GIẢI THÍCH :

    - Chỉ thu mua và tiếp nhận các lô nguyên liệu của nhà cung cấp có tên trong danh sách đã được phê duyệt và có cam kết không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, các chất cấm sử dụng  

    - Tiếp nhận và kiểm tra để lựa chọn các lô nguyên liệu đạt yêu cầu chất lượng đề ra của Hợp tác xã đồng thời đạt yêu cầu về chất lượng sản phẩm làm ra

    3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ :

    3.1. Chuẩn bị :

    - Chỉ sử dụng những dụng cụ đã làm vệ sinh sạch sẽ theo phương pháp làm vệ sinh chuẩn của Hợp tác xã.

    - Dụng cụ dùng trong khu tiếp nhận phải là dụng cụ chuyên dùng.

    - Những người làm việc ở khu tiếp nhận phải làm vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động trước khi tiếp xúc với nguyên liệu.

    3.2 Thực hiện :

    - Nhân viên tiến hành kiểm tra lô bưởi: cam kết của nhà cung cấp, kiểm tra lô hàng cung cấp có trong danh sách đã được phê duyệt chưa, kết quả kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật kèm theo (nếu có). Sau đó tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan: độ tươi, dập nát, hư hỏng, sâu bệnh, rác …

    + Đạt yêu cầu chất lượng : cho nhập vào nhà xưởng sau đó đưa vào công đoạn tiếp theo

    + Không đạt yêu cầu chất lượng: hoàn trả lại cho nhà cung cấp. 

    - Chỉ thu mua và tiếp nhận các lô bưởi của nhà cung cấp có trong danh sách đã được phê duyệt và có cam kết không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, không chứa chất cấm sử dụng.

    - Chỉ nhận những lô bưởi có yếu tố cảm quan đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn quy định.

    - Bưởi được đưa về nhà xưởng bằng xe đã được sắp trong rổ, sọt và chuyển sang công đoạn tiếp theo. 

    3.3 Yêu cầu :

    - Không được phép tiến hành hoạt động nào khác ngoài hoạt động liên quan đến nguyên liệu ở khu tiếp nhận nguyên liệu.

    -  Nguyên liệu không được để trực tiếp với nền.

    -  Khu tiếp nhận nguyên liệu luôn được giữ sạch sẽ.

    -  Nguyên liệu bị loại phải được chứa riêng và phải nhanh chóng vận chuyển ra khỏi khu tiếp nhận, tránh hiện tượng nhiễm chéo vi sinh vật và làm cản trở sự lưu thông trong khu tiếp nhận.

    4. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:

    -  Ban thu mua chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và duy trì quy  phạm này, giải quyết các vấn đề phát sinh về lô nguyên liệu có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

    -  Ban điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công, kiểm soát việc thực hiện quy phạm này. Báo cáo kịp thời cho Quản lý về chất lượng nguyên liệu nhận vào.

    -   Tổ trưởng, công nhân ở công đoạn tiếp nhận nguyên liệu chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy  phạm này.

    -  Cán bộ thu mua nguyên liệu có trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên liệu, tờ khai xuất xứ nguyên liệu, số lượng nguyên liệu,...

    -  Công nhân phụ trách công đoạn tiếp nhận nguyên liệu chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy  phạm này: kiểm tra chất lượng nguyên liệu và các thông số kỹ thuật khác có liên quan. Kết quả giám sát được ghi vào phiếu kết quả kiểm tra tiếp nhận nguyên liệu.

    - Tần suất giám sát: mỗi lô nguyên liệu.

    5. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA :

    - Công nhân phụ trách công đoạn tiếp nhận nguyên liệu nếu phát hiện lô nguyên liệu nào không đạt yêu cầu về chất lượng thì từ chối không nhận và phải báo cáo kịp thời cho Quản lý để kịp thời xử lý.

    6. THẨM TRA :

    - Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy  phạm này phải được Ban Giám Đốc kiểm tra và thẩm tra.

    7. HỒ SƠ LƯU TRỮ :

    - Tất cả hồ sơ ghi chép có liên quan đến quy  phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Hợp tác xã ít nhất 03 năm.

                                                                                                                                                            

     

     

    GMP 02 : PHÂN LOẠI

    1. QUY TRÌNH :

    - Sau khi tiếp nhận nguyên liệu bưởi được cân lấy số liệu tổng sau đó đưa qua công đoạn phân loại nguyên liệu.

    2. GIẢI THÍCH :

    - Phân loại theo đường kính và kích thước, màu sắc của bưởi.

    - Các thông số có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu của khách hàng.

    - Bưởi được lưu trữ ở nhiệt độ mát nếu sơ chế không kịp phải chuyển sang ngày hôm sau sơ chế.

    3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ :

    3.1. Chuẩn bị :

    - Chỉ sử dụng những dụng cụ đã làm vệ sinh sạch sẽ theo phương pháp làm vệ sinh chuẩn của Hợp tác xã.

    - Dụng cụ dùng trong công đoạn này phải là dụng cụ chuyên dùng.

    - Những người làm việc ở công đoạn này phải làm vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động trước khi tiếp xúc với nguyên liệu.

    - Kiểm tra hệ thống máy móc, thiết bị vận hành tốt.

    3.2 Thực hiện :

    - Nguyên liệu lô bưởi sau khi được tiếp nhận, cân lấy số liệu xong được đưa qua công đoạn phân loại như sau :

    - Công nhân phân loại theo kích cỡ, màu sắc sau đó đưa vào các sọt riêng biệt của từng loại. Trên mỗi sọt có gắn bản lô ghi quy cách và mã số.

    - Trong quá trình phân loại có lô bưởi bị sâu, thối, hoặc không đạt chất lượng, không thể sử dụng thì cho vào sọt khác để loại khỏi khu vực xưởng sơ chế.

     - Nguyên liệu không sản xuất kịp trong ngày thì được lưu trữ để sản xuất cho hôm sau.

    - Lô bưởi được lưu ở điều kiện nhiệt độ mát và từng lô riêng biệt, trên các lô có ghi rõ: ngày nhập, khối lượng, mã số lô.

    3.3 Yêu cầu :

    - Không được phép tiến hành hoạt động nào khác ngoài hoạt động liên quan đến công đoạn này

    - Chỉ sử dụng các dụng cụ phục vụ việc sơ chế.

    - Nguyên liệu không được để trực tiếp với nền.

    - Các kết, sọt chứa đụng nguyên liệu phải được vệ sinh, giữ sạch sẽ.

    - Định kỳ vệ sinh thiết bị, dụng cụ 1 lần sau mỗi ca sản xuất bằng nước sạch.

    4. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:

    -  Ban điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công, kiểm soát việc thực hiện quy phạm này. Báo cáo kịp thời cho Ban Giám Đốc về chất lượng nguyên liệu sau khi qua công đoạn này.

    -  Đội trưởng, công nhân ở công đoạn này chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy phạm này.

    -  Công nhân phụ trách công đoạn này chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy  phạm này: kiểm tra chất lượng nguyên liệu và các thông số kỹ thuật khác có liên quan. Kết quả giám sát được ghi vào phiếu báo cáo giám sát công đoạn này.

    - Tần suất giám sát : mỗi lô nguyên liệu.

    5. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA :

    - Công nhân phụ trách công đoạn này nếu phát hiện lô nguyên liệu nào không đạt yêu cầu về chất lượng thì phải báo cáo kịp thời cho Ban Giám Đốc để kịp thời xử lý.

    6. THẨM TRA :

    - Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy  phạm này phải được Ban Giám Đốc kiểm tra và thẩm tra.

    7. HỒ SƠ LƯU TRỮ :

    - Tất cả hồ sơ ghi chép có liên quan đến quy  phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Hợp tác xã ít nhất 03 năm.

     

     

    GMP 03 : RỬA

    1. QUY TRÌNH :

    - Nguyên liệu sau khi được phân loại sẽ chuyển sang bồn rửa, tại đây nguyên liệu được rửa bằng nước sạch cho tất cả các loại bưởi.

    - Công đoạn rửa nhằm đảm bảo độ sạch trên bề mặt bưởi và hạn chế vi sinh vật trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo

    2. GIẢI THÍCH :

    - Thực hiện xử lý bằng nước sạch để khử các vi khuẩn ngoài vỏ nguyên liệu, làm sạch dư lượng các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, kim loại nặng bám bên ngoài vỏ bưởi,… mà không để lại bất cứ hóa chất độc hại nào.

    3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ :

    3.1. Chuẩn bị :

    - Chỉ sử dụng những dụng cụ đã làm vệ sinh sạch sẽ theo phương pháp làm vệ sinh chuẩn của Hợp tác xã.

    - Dụng cụ dùng trong công đoạn này phải là dụng cụ chuyên dùng.

    - Những người làm việc ở công đoạn này phải làm vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động trước khi tiếp xúc với nguyên liệu.

    - Kiểm tra hệ thống máy móc, thiết bị vận hành tốt.

    3.2 Thực hiện :

    3.2.1. Rửa

    - Nhân viên vận hành cho nước vào bồn rửa với lượng nước vừa đủ để làm sạch nguyên liệu.

    - Nguyên liệu sau khi phân loại xong sẽ được cho vào bồn rửa theo từng loại sản phẩm đã phân loại trước đó.

    - Tại đây công nhân rửa nguyên liệu sẽ hoạt động liên tục để loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn và oxy hóa dư lượng các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu, kim loại nặng… mà không để lại bất cứ hóa chất độc hại nào.

    - Để tránh sự nhiễm chéo: Sau 1 lần/1 bồn/1 lô rửa nguyên liệu sẽ thực hiện thay nước mới cho bồn.

    - Tiến hành cho rửa nguyên liệu với thời gian rửa từ 5 - 10 phút, mỗi lần rửa được từ 150-200kg nguyên liệu

    - Nguyên liệu sau khi qua rửa sẽ được làm ráo nước tự động thông qua hệ thống quạt nhanh và băng chuyền, trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo.

    3.2.2 Làm ráo

    - Nguyên liệu ra từ bồn rửa sẽ được chuyển lên băng chuyền để làm ráo. Tại đây công nhân thao tác được bố trí hai bên, tiến hành phơi nguyên liệu để ráo.

    - Nguyên liệu đầu vào là nguyên liệu đã được rửa bằng nước sạch.

    - Sản phẩm đầu ra: Nguyên liệu đã được loại bỏ bụi bẩn, vi sinh vật và đã ráo nước.

    3.3 Yêu cầu :

    - Không được phép tiến hành hoạt động nào khác ngoài hoạt động liên quan đến công đoạn này

    - Chỉ sử dụng nguồn nước rửa đạt yêu cầu về chất lượng theo quy định về chất lượng nước dùng trong ăn uống.

    - Nguyên liệu không được để trực tiếp với nền.

    - Bồn rửa luôn được vệ sinh, giữ sạch sẽ.

    - Định kỳ vệ sinh thiết bị, dụng cụ 1 lần sau mỗi ca sản xuất bằng nước sạch.

    4. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:

    -  Ban điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công, kiểm soát việc thực hiện quy phạm này. Báo cáo kịp thời cho Ban Giám Đốc về chất lượng nguyên liệu sau khi qua công đoạn này.

    -  Đội trưởng, công nhân ở công đoạn này chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy phạm này.

    -  Công nhân phụ trách công đoạn này chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy phạm này: kiểm tra chất lượng nguyên liệu và các thông số kỹ thuật khác có liên quan. Kết quả giám sát được ghi vào phiếu báo cáo giám sát công đoạn này.

    - Tần suất giám sát : mỗi lô nguyên liệu.

    5. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA :

    - Công nhân phụ trách công đoạn này nếu phát hiện lô nguyên liệu nào không đạt yêu cầu về chất lượng thì phải báo cáo kịp thời cho Ban Giám Đốc để kịp thời xử lý.

    6. THẨM TRA :

    - Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này phải được Ban Giám Đốc kiểm tra và thẩm tra.

    7. HỒ SƠ LƯU TRỮ :

    - Tất cả hồ sơ ghi chép có liên quan đến quy phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Hợp tác xã  ít nhất 03 năm.

     

     

     

     

    GMP 04 : DÁN NHÃN VÀ ĐÓNG GÓI

    1. QUY TRÌNH :

    - Sản phẩm sau khi được rửa sạch và làm ráo nước sẽ được cân và dán nhãn và đóng gói. Tùy theo đối tượng khách hàng mà dán nhãn, đóng gói theo quy cách: bao túi xốp, thùng carton, v…v

    - Sau khi dán nhãn, thì sản phẩm sẻ được đóng gói thành từng loại như sau: thùng carton: 10 kg; thùng xốp: 20k; kết nhựa: 15kg, hoặc theo yêu cầu của khách hàng. lô thành phẩm có thể xuất ngay hay đưa vào kho bảo quản tuỳ theo đơn đặt hàng.

    2. GIẢI THÍCH :

    - Tăng thời gian bảo quản sản phẩm, tính thẩm mỹ, truy xuất nguồn gốc.

    3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ :

    3.1. Chuẩn bị :

    - Chỉ sử dụng những dụng cụ đã làm vệ sinh sạch sẽ theo phương pháp làm vệ sinh chuẩn của Hợp tác xã.

    - Dụng cụ sử dụng ở công đoạn này phải là dụng cụ chuyên dùng.

    - Công nhân phải làm vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động trước khi tiếp xúc với sản phẩm.

    - Kiểm tra hệ thống máy móc, thiết bị vận hành tốt trước mỗi ca sản xuất.

    3.2 Thực hiện :

    - Vào đầu ca sản xuất, người trực máy phải làm vệ sinh sạch sẽ máy.

    - Kiểm tra chất lượng của bao gói : độ sạch, nguyên vẹn, thông tin trên bao bì

    - Trong quá trình hoạt động phải kiểm tra thường xuyên đảm bảo hệ thống máy hoạt động tốt và đạt thông số kỹ thuật.

    - Sản phẩm đầu ra là dạng bao gói có khối lượng tịnh tùy theo từng loại như sau: thùng carton: 10 kg; thung xốp: 20k; kết nhựa: 15kg, hoặc theo yêu cầu của khách hàng.

    - Định kỳ mỗi lô quản lý kiểm tra các bao gói sau khi đóng hàng, độ chính xác của cân, khối lượng bao gói, nguyên vẹn của bao bì, …

    3.3 Yêu cầu :

    - Không được phép tiến hành hoạt động nào khác ngoài hoạt động liên quan đến công đoạn này

    - Định kỳ vệ sinh thiết bị 1 lần sau mỗi ca sản xuất.

    4. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:

    -  Ban điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công, kiểm soát việc thực hiện quy phạm này. Báo cáo kịp thời cho Quản lý xưởng về chất lượng sản phẩm.

    -  Tổ trưởng, công nhân ở công đoạn này chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy  phạm này.

    -  Nhân viên quản lý xưởng chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy  phạm này: kiểm tra chất lượng sản phầm và các thông số kỹ thuật khác có liên quan. Kết quả giám sát được ghi vào phiếu báo cáo giám sát công đoạn đóng gói.

    - Tần suất giám sát : mỗi lô.

    5. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA :

    - Công nhân phụ trách công đoạn này nếu phát hiện lô hàng không đạt yêu cầu về chất lượng và thông số kỹ thuật thì phải báo cáo kịp thời cho Quản lý để kịp thời xử lý.

    6. THẨM TRA :

    - Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy  phạm này phải được Ban Giám Đốc kiểm tra và thẩm tra.

    7. HỒ SƠ LƯU TRỮ :

    - Tất cả hồ sơ ghi chép có liên quan đến quy  phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Hợp tác xã ít nhất 03 năm.

     

    GMP 05 : LƯU KHO

     

    1. QUY TRÌNH :

    - Sản phẩm sau khi bao gói được cho vào kho để bảo quản.

    2. GIẢI THÍCH :

    -   Lưu kho nhằm bảo quản sản phẩm để xuất cho các đơn hàng tiếp theo.

    3. CÁC THỦ TỤC CẦN TUÂN THỦ :

    3.1. Chuẩn bị :

    - Công nhân phải làm vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ bảo hộ lao động trước khi tiếp xúc với sản phẩm

    - Kho phải đảm bảo sạch sẽ.

    3.2 Thực hiện :

    - Sản phẩm được chất vào kho bảo quản trong kho, thủ kho sẽ kiểm tra số lượng thùng và loại sản phẩm.

    - Mỗi lô hàng đều có mã số nhận diện bao gồm: mã số lô, ngày đóng gói và tên hợp tác xã.

    - QC hoặc thủ kho sẽ kiểm tra tình trạng vệ sinh kho bảo quản, nếu không đảm bảo vệ sinh thì không được chất sản phẩm đã đóng gói vào kho. Phải vệ sinh sạch sẽ kho bảo quản trước khi cho sản phẩm vào kho bảo quản.

    - Kho bảo quản sản phẩm phải được chất ngay ngắn không bị sụp đổ và đúng theo số lượng, số lô  theo dõi và của khách hành yêu cầu.

    3.3 Yêu cầu :

    - Không được phép tiến hành hoạt động nào khác ngoài hoạt động liên quan đến công đoạn này

    - Định kỳ vệ sinh thiết bị, dụng cụ 1 lần sau mỗi ca sản xuất.

    4. GIÁM SÁT VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:

    -  Ban điều hành sản xuất chịu trách nhiệm phân công, kiểm soát việc thực hiện quy phạm này. Báo cáo kịp thời cho Quản lý xưởng về chất lượng sản phẩm.

    -  Tổ trưởng, công nhân ở công đoạn này chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy phạm này.

    -  Nhân viên quản lý xưởng chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện quy phạm này: kiểm tra chất lượng sản phầm và các thông số kỹ thuật khác có liên quan. Kết quả giám sát được ghi vào phiếu báo cáo giám sát công đoạn lưu kho, bảo quản.

    - Tần suất giám sát : mỗi lô sản phẩm kiểm tra

    5. HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA :

    - Công nhân phụ trách công đoạn này nếu phát hiện lô hàng không đạt yêu cầu về chất lượng và thông số kỹ thuật thì phải báo cáo kịp thời cho Quản lý để kịp thời xử lý.

    6. THẨM TRA :

    - Hồ sơ ghi chép việc thực hiện quy phạm này phải được Ban Giám Đốc kiểm tra và thẩm tra.

    7. HỒ SƠ LƯU TRỮ :

    - Tất cả hồ sơ ghi chép có liên quan đến quy phạm này đã được thẩm tra phải được lưu trữ trong bộ hồ sơ GMP của Hợp tác xã ít nhất 03 năm.

    Đây là thông tin người mua đánh giá shop bán sản phẩm này có đúng mô tả không.
    Đánh giá (0)
    Điểm: 0 / Trung bình: 0

    Đăng nhập để đặt câu hỏi?

    Đây là thông tin người mua đánh giá shop bán sản phẩm này có đúng mô tả không.
    Đánh giá (0)
    Điểm: 0 / Trung bình: 0